TỐ CHẤT CỦA NGƯỜI LÀM NHÂN SỰ
TỐ CHẤT CỦA NGƯỜI LÀM NHÂN SỰ

1. Sự cẩn thận, chính xác và quan sát tinh tế

Tố chất đầu tiên của người làm nhân sự là biết cách “nhìn người”. Đánh giá con người là một việc làm đòi hỏi năng lực quan sát tinh tế. Công việc Nhân sự là chọn ra những người phù hợp cho các vị trí trong công ty. Vì vậy, Nhân sự cần phải quan sát và đánh giá chính xác về tiềm năng của ứng viên. Tính cách, con người của ứng viên không chỉ hiện lên qua CV và những gì họ nói trong buổi phỏng vấn mà còn qua những hành động, cử chỉ và những điều bạn quan sát được đôi khi còn khách quan hơn cả những gì bạn nghe ứng viên nói. Ví dụ người làm Nhân sự có thể biết ứng viên có đang nói dối hay không dựa vào ánh mắt hoặc các cử chỉ của họ.

Nhân sự là một nghề nghiệp khá đặc thù, đòi hỏi sự chuẩn xác và đồng nhất khi trao đổi thông tin giữa các bộ phận/phòng ban với nhau. Chỉ cần một thông tin thiếu chính xác có thể làm ứng viên hoặc nhân viên đang làm mất niềm tin tưởng vào tổ chức.

2. Luôn “có tâm” trong mọi thứ

“Có tâm” được hiểu ở đây là sự chỉnh chu của một Nhân sự. Các khâu tiếp đón ứng viên, quá trình trao đổi, rồi các hướng dẫn khi bắt đầu nên chỉnh chu. Nếu hời hợt và không đặt mình để thấu hiểu những khó khăn bỡ ngỡ của ứng viên, thì sẽ rất khó làm việc đâm ra công việc không hiệu quả.

3. Tính bảo mật và kiên nhẫn

Nhân viên Phòng Nhân sự được tiếp cận rất nhiều thông tin nhạy cảm như: Tăng giảm nhân sự, điều chỉnh lương, thăng chức…của đa số mọi người trong công ty. Nên yêu cầu bảo mật là bắt buộc. Vậy nên gần như bắt buộc người làm Nhân sự phải thuộc tuýp người không “bà tám”.

Các công việc nhân sự có liên quan nhiều đến mảng hậu cần, tiền lương, chế độ phúc lợi. đều cần tính kiên nhẫn, tỉ mẩn để tránh sai sót trong quá trình thực hiện.

4. Tính kỷ luật nhưng không thiếu sự linh hoạt

Nhân sự luôn được xem là kiểu mẫu về cả về cách cư xử, kỹ năng giao tiếp, kỷ luật kỷ cương…Vậy nên người làm nghề này luôn cần tỉ mỉ trong gần như mọi mặt.

Kỹ luật đưa ra những quy định để mọi người tuân thủ, nhưng có những tình huống ngoài ý muốn phát sinh, nếu áp dụng cứng nhắc các quy định dễ khiến nhân sự trong công ty bất mãn. Tố chất của người làm Nhân sự giỏi còn là linh hoạt, khéo léo trong các tình huống. Ví dụ đối với những trường hợp vì lý do bất khả kháng mà vi phạm quy định của công ty. Bộ phận Nhân sự cần lắng nghe, tìm hiểu nguyên nhân của họ, dàn xếp với các bên để xử lý phù hợp với thực tế và hợp lý.

5. Công bằng và sự tử tế

Sự công bằng: Trong một số tình huống, Người làm Nhân sự có một số quyền lực mềm trong tay. Ví dụ như Công ty có đợt đánh giá để cắt giảm nhân sự yếu kém, hay những đợt đánh giá vinh danh nhân viên xuất sắc…ít nhiều Nhân sự sẽ có tiếng nói. Nên việc công tâm để đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên lợi ích của tập thể là vô cùng quan trọng;

Sự tử tế: Trong tất cả các tình huống, người làm nghề Nhân sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nên khi không đủ tỉnh táo mà nghiêng quá nhiều về một bên nào đó thì bên còn lại sẽ thiệt thòi. Tất nhiên, đi làm thì phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu của Công ty, tuy nhiên sự tử tế sẽ giúp một Nhân sự đảm bảo yếu tố win-win tốt hơn cho cả hai.

Ths.Lê Minh Nghĩa và GV.Phạm Thị Thu Nhung

Hệ thống đào tạo thực tế Talents Heaven

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

– Chế độ con mất sau sinh

– Chế độ BHYT 05 năm liên tục

– Quy trình tính lương

– Thời gian nghỉ hành kinh

– Cách tính trợ cấp thôi việc

– Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi