THỜI GIAN NGHỈ HÀNH KINH
THỜI GIAN NGHỈ HÀNH KINH

Hiện rất nhiều doanh nghiệp, nhân sự đặc biệt người lao động nữ chưa biết đến quy định về thời gian nghỉ hành kinh cũng như vấn đề tính lương liên quan tới chế độ này. Sau đây là bài viết chia sẻ kiến thức về quy định thời gian hành kinh và cách tính lương trong thời gian nghỉ hành kinh.

1. Quy định về thời gian nghỉ hành kinh.

– Theo khoản 5, điều 155 Luật lao động 2012, có quy định

“…. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động…”.

– Sang Luật lao động 2019, quy định này tiếp tục giữ nguyên không thay đổi:

“… Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động…”.

Khoản 4, điều 137 Luật lao động

Qua đây ta thấy rõ ràng quy định về thời gian hành kinh và tính lương đã có từ lâu. Trên thực tế phần lớn doanh nghiệp đều từ chối thực hiện với lý do không kiểm soát được,…

– Thêm vào đó luật lao động năm 2019, còn quy định cụ thể rõ ràng thời gian hành kinh của người lao động nữ, từ đó doanh nghiệp không thể từ chối việc thực hiện.

“…Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động…”.

khoản 3, điều 80 Nghị định 145/2020

2. Cách tính lương trong thời gian hành kinh.

a) Đối với trường hợp lao động nữ nghỉ hành kinh 30 phút

– Doanh nghiệp trả tiền lương cho người lao động nữ khi bị hành kinh 30 phút/ngày, ít nhất là 3 ngày/ tháng, khoảng thời gian này quy ra giờ tương đương 1.5 giờ.

– Hiểu đơn giản, người lao động nữ làm việc thực tế là 7.5 giờ, nhưng trả lương đủ một ngày 8 giờ (7.5 giờ + 0.5 giờ nghỉ hành kinh)

b) Đối với trường hợp lao động không nghỉ hành kinh 30 phút

Theo điểm c, khoản 3, điều 80, Nghị định 145/2020, có quy định

– Doanh nghiệp sẽ trả lương thêm cho người lao động nữ 30 phút/ ngày khi không nghỉ thời gian hành kinh.

– Hiểu đơn giản, người lao động nữ làm việc thực tế trong thời gian hành kinh là 8 giờ, doanh nghiệp phải trả lương là 8.5 giờ ( 8 giờ làm việc + 0.5 giờ không nghỉ hành kinh)

Lưu ý: Nếu theo quy định này thì các doanh nghiệp chỉ cần trả thêm tiền lương cho tối thiểu 1,5 tiếng/tháng, theo tính toán thực tế dựa trên lương tối thiểu vùng đóng bảo hiểm hiện nay là 4.729.400 đồng thì tiền lương này khoảng 34.106 đồng mà thôi, thiệt sự là không đáng là bao so với mức phạt khi không thực hiện

3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không thực hiện chế độ hành kinh.

– Doanh nghiệp bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác…”

Điểm d, khoản 2, điều 28 Nghị định 12/2022

– Ngoài bị phạt vi phạm hành chính, doanh nghiệp còn phải trả thêm tiền lương cho người lao động khi không nghỉ thời gian hành kinh.

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

– Chế độ con mất sau sinh

– Chế độ BHYT 05 năm liên tục

– Quy trình tính lương

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi