Thời gian giảm trừ khi tính tổng giờ làm thêm trong tháng
Thời gian giảm trừ khi tính tổng giờ làm thêm trong tháng

Trong nghị định 145/2020 có quy định là thời giờ quy định tại các khoản 1, điều 58 được giảm trừ khi tính tổng thời gian làm thêm giờ trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c, khoản 2, điều 107 Luật lao động 2019. Đọc tới đây có nhiều bạn sẽ bắt đầu khó hiểu, bài viết sẽ phân tích từng ý nhỏ để giúp các bạn hiểu hơn.

1. Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Theo khoản 1, điều 58 Nghị định 145/2020, quy định thời gian nghỉ giữa giờ theo khoản 2, điều 64 Nghị định 145/2020 được tính vào giờ làm việc để trả lương

2. Điều kiện để thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Điều kiện là phải đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:

– Doanh nghiệp phải tổ chức làm việc theo ca

– Thời gian làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên

– Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút

3. Tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm theo quy định.

Theo điểm b, điểm c, khoản 2, điều 107 Luật lao động 2019 có quy định như sau:

– Tổng giờ làm thêm trong tháng không được quá 40 giờ / tháng

– Tổng giờ làm thêm trong năm không được quá 200 giờ / năm trừ các trường hợp đặc biệt khác.

Như vậy, theo quy định của Luật lao động 2019 khi xem xét việc tuân thủ về tổng số giờ làm thêm trong tháng hay trong năm thì căn cứ vào tổng số giờ làm thêm còn lại sau khi lấy tổng số giờ làm thêm thực tế trừ đi thời gian nghỉ giữa giờ đã tính vào giờ làm việc (chính là thời gian giảm trừ khi tính làm thêm giờ.

4. Ví dụ tham khảo.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp X có cho NLD làm thêm giờ trong tháng 5/2022 là 50 giờ, giờ làm việc bình thường từ 8h – 17h, nghỉ trưa là 1 giờ từ 12h – 13h. Hỏi doanh nghiệp có vi phạm làm thêm giờ không? Tại sao?

Trả lời: Doanh nghiệp bị vi phạm vì thời gian làm thêm giờ NLD là 50 giờ > số giờ được làm thêm trong tháng là 40 giờ

Trong trường hợp này thời gian nghỉ trưa không tính vào giờ làm việc vì doanh nghiệp không tổ chức làm việc theo ca cho vị trí, chức danh

Ví dụ 2: Doanh nghiệp Y tổ chức làm việc 02 ca, NLD làm thêm giờ trong tháng 05/2022 là 50 giờ, giờ làm việc bình thường CA1: 8h – 16h; CA2:16H – 24H, Nghỉ giữa giờ mỗi ca là 30 phút/ngày, doanh nghiệp nghỉ hằng tuần vào chủ nhật. Hỏi doanh nghiệp Y có vi phạm về làm thêm giờ không? Tại sao?

Trả lời:

– Thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc là 30 phút/ ngày vì nó thỏa mãn điều kiện ở mục (2) trong bài viết

– Ngày công chuẩn là 26 ngày

=> tổng thời giờ được giảm trừ khi xem xét tuân thủ quy định làm thêm giờ = 26 ngày x 30 phút = 13 giờ

Tổng số giờ làm thêm để xem xét tuân thủ quy định làm thêm giờ = 50 giờ – 13 giờ = 37 giờ

Kết luận: Doanh nghiệp không có vi phạm về thời gian làm thêm giờ

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

– Chế độ con mất sau sinh

– Chế độ BHYT 05 năm liên tục

– Quy trình tính lương

– Thời gian nghỉ hành kinh

– Cách tính trợ cấp thôi việc

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi