CÔNG THỨC EXCEL CẦN THIẾT KHI CHẤM CÔNG
CÔNG THỨC EXCEL CẦN THIẾT KHI CHẤM CÔNG

Công thức excel thì rất nhiều nhưng chỉ có vài công thức excel là thực sự cần thiết cho quá trình tính lương cũng như khi thực hiện chấm công. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn công thức excel cần thiết trong quá trình xử lý dữ liệu chấm công, tính lương

1. Cộng, trừ, nhân, chia

– Phép tính cộng: +

– Phép tính trừ: –

– Phép tính chia: /

– Phép tinh nhân: *

Lưu ý: chỉ áp dụng các phép tính cho dạng số

2. Quy tắc thực hiện tính toán của công thức excel

– Tính toán công thức từ trái phải

– Ưu tiên tính trong ngoặc ( )

3. Hàm hour, minute.

– Hàm hour: HOUR(serial_number) => kết quả trả về là dạng số giờ

– Hàm minute: MINUTE(serial_number) => kết quả trả về là dạng số phút

4. Hàm date.

– Cú pháp: Date(year,month,day) => kết quả trả về là dạng ngày tháng năm cụ thể

5. Hàm edate.

– Cú pháp: Edate(Startdate, months) => kết quả trả về là dạng ngày tháng năm cụ thể

trong đó:

– Startdate: ngày tháng năm bắt đầu dùng để tính

– Months sẽ là các giá trị sau

+ Giá trị âm (-months): trả ngày tháng năm lùi bao nhiêu tháng với ngày tháng năm bắt đầu

+ Giá trị 0: trả về ngày tháng năm đúng với ngày tháng năm bắt đầu

+ Giá trị dương (+months): trả về ngày tháng năm sau bao nhiêu tháng với ngày tháng năm bắt đầu

6. Hàm vlookup

– Cú pháp: VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup]) => kết quả trả về là dạng số, ký tự, ngày tháng năm,….

trong đó:

– Lookup value: giá trị muốn tham chiếu

– Table array: bảng tìm kiếm giá trị theo lookup value, cột đầu tiên trong bảng tìm kiếm phải có chứa lookup value

– Col index num: số thứ tự cột muốn lấy giá trị

– Range lookup: có giá trị

+ True = 1: trả về kết quả tìm kiếm tương đối nghĩa là tìm giá trị gần nhất với lookup value

+ False = 0: trả về kết quả tìm kiếm chính xác nghĩa là giá trị tìm kiếm phải khớp chính xác với lookup value

Lưu ý: các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm Vlookup

– Lỗi N/A: do giá trị lookup value không tìm thấy giá trị trùng khớp trong bảng Table array

– Lỗi Ref: số thứ tự cột lấy giá trị vượt quá số lượng cột có trong bảng Table array.

7. Hàm countif.

– Cú pháp: Countif(range, Criteria) => kết quả trả về là dạng số

trong đó:

– Range: vùng chứa giá trị muốn đếm

– Criteria: giá trị muốn đếm

Lưu ý: các giá trị muốn đếm

– Giá trị muốn đêm lớn hơn: “>”

– Giá trị muốn đếm nhỏ hơn: “<“

– Giá trị muốn đếm khác: “<>”

– Giá trị muốn đếm có ký tự bắt buộc tùy biến: “?ab” nghĩa giá trị muốn đếm tận cùng ab

– Giá trị muốn đêm là ký tự: “a”

8. Hàm sumif

– Cú pháp: Sumif=(range, criteria, sum range) => kết quả trả về là dạng số

trong đó

– Range: vùng chứa điều kiện để tổng

– Criteria: điều kiện để tổng các giá trị

– Sum range: vùng để tổng

9. Hàm Networkday.itnl

Cú pháp: NETWORKDAYS.INTL(start_date, end_date, [weekend], [holidays]) => kết quả trả về dạng số

trong đó

– Startdate: ngày tháng năm bắt đầu

– Enddate: ngày tháng năm kết thúc

– Weekend: ngày nghỉ hằng tuần là thứ mấy

– Holidays: ngày nghỉ lễ – tết

Lưu ý:

– Các giá trị Weekend mặc định trong công thức

Số ngày cuối tuần Ngày cuối tuần
1 hoặc bỏ qua Thứ bảy, Chủ nhật
2 Chủ nhật, Thứ hai
3 Thứ hai, Thứ ba
4 Thứ ba, Thứ tư
5 Thứ tư, Thứ năm
6 Thứ năm, thứ sáu
7 Thứ sáu, Thứ bảy
11 Chỉ có Chủ nhật
12 Chỉ có Thứ hai
13 Chỉ có Thứ ba
14 Chỉ có Thứ tư
15 Chỉ có Thứ năm
16 Chỉ có Thứ sáu
17 Chỉ có Thứ bảy

– Quy tắc ký hiệu: 0 là biểu hiện cho ngày đi làm việc, 1 là biểu hiện cho ngày không đi làm

10. Hàm if

– Cú pháp: IF(Logical conditions, value if true, value if false) => kết quả trả về có định dạng bất kỳ

trong đó:

– Logical conditions: điều kiện logic

– Value if true: giá trị muốn trả về khi điều kiện đúng

– Value if false: giá trị muốn trả về khi điều kiện sai

11. Hàm weekday

– Cú pháp: WEEKDAY(serial_number,[return_type]) => trả về giá trị là dạng số

trong đó:

– Serial number: ngày tháng năm cho trước

– Return type: loại giá trị muốn trả vê tương ứng với thứ trong tuần

Return_type Số được trả về
1 hoặc bỏ qua Là các số từ 1 (chủ nhật) đến 7 (thứ bảy). Hoạt động giống với các phiên bản Microsoft Excel trước đây.
2 Là các số từ 1 (thứ hai) đến 7 (chủ nhật).
3 Là các số từ 0 (thứ hai) đến 6 (chủ nhật).
11 Là các số từ 1 (thứ hai) đến 7 (chủ nhật).
12 Là các số từ 1 (thứ ba) đến 7 (thứ hai).
13 Là các số từ 1 (thứ tư) đến 7 (thứ ba).
14 Là các số từ 1 (thứ năm) đến 7 (thứ tư).
15 Là các số từ 1 (thứ sáu) đến 7 (thứ năm).
16 Là các số từ 1 (thứ bảy) đến 7 (thứ sáu).
17 Là các số từ 1 (chủ nhật) đến 7 (thứ bảy).

12. Hàm choose

– Cú pháp: CHOOSE(index_num, value1, [value2], …)

trong đó:

– Index num: thứ tự giá trị muốn lấy trong dãy

– Value 1: là giá trị thứ tự 1

13. Hàm IFERROR.

– Cú pháp: IFERROR(value, value_if_error)

trong đó:

– Value: giá trị của hàm trả về

– Value if error: giá trị muốn trả về khi hàm trả về giá trị bị lỗi

Hy vọng với bài viết chia sẻ về “Công thức excel cần thiết khi chấm công” sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong công việc nhân sự nói chung, công việc tính lương nói riêng

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

– Chế độ con mất sau sinh

– Chế độ BHYT 05 năm liên tục

– Quy trình tính lương

– Thời gian nghỉ hành kinh

– Cách tính trợ cấp thôi việc

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi