THỬ VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM KHÔNG
THỬ VIỆC CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM KHÔNG

Hiện nay rất nhiều bạn vẫn chưa phân biệt trong trường hợp nào thì thử việc phải đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp nào thử việc không đóng bảo hiểm xã hội. Sau đây, bài viết “Thử việc có phải đóng bảo hiểm không” sẽ giúp cho các bạn phân biệt được 02 trường hợp trên.

1. Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014. người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

– Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 tháng – dưới 03 tháng.

– Ký hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên

– Ký các loại hợp đồng lao động khác như mùa vụ, tạm thời,…

2. Thử việc có đóng bảo hiểm không?.

Căn cứ theo điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động ký hợp đồng thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, vì vậy doanh nghiệp và người lao động không cần phải đóng bảo hiểm xã hội

Tuy nhiên để được công nhận thử việc không đóng bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp và người lao động phải thỏa thuận thử việc tách riêng khỏi hợp đồng lao động nghĩa là không ghi nội dung thử việc vào trong hợp đồng lao động

3. Trường hợp thử việc đóng bảo hiểm xã hội.

Theo khoản 3 Công văn số 2447/LDDTBXH-BHXH ngày 26/07/2011 của Bộ Lao động, có nêu ý kiến thực hiện về trường hợp thử việc đóng bảo hiểm xã hội như sau:

3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

4. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới thử việc đóng bảo hiểm xã hội

Khi doanh nghiệp rơi vào trường hợp thử việc đóng bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp không báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc không trả thêm khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội 21.5% cho người lao động. Doanh nghiệp sẽ bị phạt như sau:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

(Khoản 4, điều 17 Nghị định 12/2022)

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

! Người đại diên pháp luật có đóng bảo hiểm xã hội không

! Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không

! Có được trả thêm tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc không

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi