Chấm dứt hợp đồng lao động là gì
Chấm dứt hợp đồng lao động là gì

Vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động là một vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi nhân sự phải nắm luật thật kỹ để tránh rủi ro về pháp lý

Để thực hiện tốt việc chấm dứt hợp đồng lao động, chúng ta cần hiểu các nội dung liên quan tới chấm dứt hợp đồng lao động,

1. Chấm dứt hợp đồng lao động là gì

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc làm cho các nội dung trong hợp đồng lao động không còn giá trị để thực hiện

Hoặc chấm dứt hợp lao động là việc hợp đồng lao động không còn giá trị hiệu lực thực hiện

2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật

a) Hết hạn hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động có thể có thời hạn thực hiện khi hết thời hạn thì đương nhiên hợp đồng đó không còn giá trị

b) Đã hoàn thành công việc

Trong một số hợp đồng lao động có thỏa thuận nội dung thực hiện một công việc cụ thể, khi công việc hoàn thành thì hợp đồng cũng không còn giá trị thực hiện

c) Người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận chấm dứt

Do một số yếu tố nào đó, dẫn tới cả người lao động và doanh nghiệp cảm thấy không còn mong muốn thực hiện tiếp hợp đồng lao động, nên cả hai thỏa thuận chấm dứt từ đó hợp đồng lao động không còn giá trị thực hiện

Ví dụ: Phân tích tình huống này cho dễ hiểu, người lao động và doanh nghiệp đã ký hợp đồng lao động 01 năm nhưng mới thực hiện được 06 tháng thì

  • Người lao động không mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động
  • Doanh nghiệp cũng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động

=> nhân sự đại diện doanh nghiệp để trao đổi với người lao động về chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đồng ý thì đây gọi là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động

d) Người lao động bị kết án tù

Khi người lao động bị đi tù thì làm sao thực hiện được hợp đồng lao động, do đó đương nhiên hợp đồng lao động không còn giá trị

Rất nhiều nhân sự rất vui tính là khi người lao động đi tù thì lại đi thăm tù để người lao động ký đơn nghỉ việc nhằm công ty hoàn thành thủ tục chấm dứt hợp ddoongd lao động. Bó tay nhân sự

e) Người lao động nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam

f) Doanh nghiệp bị phá sản

Đã tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp đâu còn pháp lý để thực hiện tiếp hợp đồng lao động nên đương nhiên hợp đồng lao động không còn giá trị

g) Người lao động bị kỷ luật lao động sa thải

Đây là vấn đề không ai cũng có thể hiểu, khi người lao động vi phạm nội quy lao động nghiêm trọng nên buộc doanh nghiệp phải kỷ luật sa thải. khi bị sa thải theo hình thức kỷ luật thì đương nhiên hợp đồng lao động không còn giá trị

h) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Do bên người lao động không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động nữa thì người lao động có quyền tự chấm dứt hợp đồng lao động, từ đó hợp đồng lao động không còn giá trị

i) Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Doanh nghiệp không muốn cho người lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động vì cảm thấy người lao động không làm việc hiệu quả

j) Doanh nghiệp cắt giảm nhân sự

Do tình hình kinh tế khó khăn hoặc do sự cố khách quan, doanh nghiệp không thể duy trì lực lượng lao động thì doanh nghiệp thực hiện cắt giảm nhân sự

Điều nay đồng nghĩa hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động không còn giá trị

k) Giấy phép lao động hết hiệu lực

Người nước ngoài chỉ được phép lao động tại Việt Nam theo thời hạn trên giấy phép lao động, sau khi hết hạn thì không được phép làm việc nữa.

Do đó hợp đồng lao động cũng buộc hết hiệu lực thi hành

l) Trường hợp thử việc ghi trong hợp đồng lao động nhưng thử việc không đạt

Nghĩa là thời gian thử việc được ghi chung với thời hạn hợp đồng lao động cho nên khi thử việc không đạt đương nhiên hợp đồng lao động không thể tiếp tục

Trường hợp thử việc ghi trong hợp đồng lao động khá ít gặp, tuy nhiên đối với nhân sự không có kinh nghiệm lại rất hay làm cách này

Hy vọng với bài viết “Chấm dứt hợp đồng lao động là gì” sẽ cung cấp kiến thức cơ bản cho các bạn mới vào nghề

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

! Cách tính trợ cấp thôi việc

! Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi