Hợp đồng thử việc
Hợp đồng thử việc

Hiện nay, trước khi ký hợp đồng lao động, doanh nghiệp thường yêu cầu người lao động thử việc nhằm đánh giá khả năng làm việc thực tế. Sau đây là 07 điều về quy định thử việc.

1. Thỏa thuận thử việc

Theo khoản 1, khoản 4 Điều 24, Luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp và người lao động có thể thỏa thuận với nhau và ghi các nội dung đã thỏa thuận theo một trong hai hình thức sau đây

– Thỏa thuận thử việc ghi trong hợp đồng lao động;

– Giao kết hợp đồng thử việc, thư mời nhận việc, email nhận việc.

Lưu ý:  Thử việc không áp dụng đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng.

2. Hợp đồng thử việc có nội dung chính như sau

a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp và họ tên, chức danh của người đại diện giao kết hợp đồng lao động bên phía doanh nghiệp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ cư trú, số CCCD hoặc hộ chiếu của người lao động;

c) Công việc phải thực hiện, địa điểm thực hiện công việc;

d) Thời gian thử việc, mức lương thử việc

e) Thời gian làm việc bình thường, thời gian nghỉ trưa;

f) Trang bị, bảo hộ lao động cho người lao động (nếu có).

Lưu ý: doanh nghiệp cần phải có quy chế đánh giá thử việc rõ ràng, đào tạo, hướng dẫn cho người lao động biết về cách đánh giá đạt thử việc

3. Chấm dứt thỏa thuận thử việc

Khoản 2 Điều 27 Luật lao động 2019, có quy định: Trong thời gian thử việc, doanh nghiệp và người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho bên còn lại.

4. Thời hạn của hợp đồng thử việc

Theo Điều 25, Bộ luật lao động 2019, thời hạn thử việc do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận với nhau đặc biệt chỉ được thử việc một lần duy nhất đối với một công việc, chức danh. Thời hạn thử việc:

– Không quá 180 ngày đối với chức danh quản lý doanh nghiệp theo quy định luật;

– Không quá 60 ngày đối vớichức danh yêu cầu bằng cấp từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với chức danh yêu cầu bằng cấp trung cấp trở lên;

– Không quá 06 ngày làm việc đối với chức danh không yêu cầu bằng cấp.

5. Tiền lương thử việc

Căn cứ điều 26 Bộ luật lao động 2019, tiền lương thử việc người lao động trong thời gian thử việc là do doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận nhưng phải ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.

6. Thử việc được tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc không

Tại khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, có quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội gồm có:

– Người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

– Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng  – dưới 12 tháng,

– Người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Như vậy, người lao động giao kết hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Lưu ý: nếu ghi thời gian thử việc trong hợp đồng lao động thì phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.

7. Hết thời gian thử việc

Điều 27 Bộ luật lao động 2019, khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

a) Thử việc đạt yêu cầu:

– Giao kết hợp đồng lao động.

– Hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với thỏa thuận thử việc ghi trong hợp đồng lao động.

b) Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu: chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

______________________________________________________________________________________________________________________________

Đọc thêm các bài viết khác

! Người đại diên pháp luật có đóng bảo hiểm xã hội không

! Thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không

! Có được trả thêm tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc không

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi