Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động
Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Nhiều bạn làm nhân sự lâu năm vẫn còn đang thắc mắc ai sẽ là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động, phòng nhân sự hay Ban Giám đốc. Qua bài viết sau đây, các bạn sẽ rõ ai là người có thẩm quyền

1. Thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

Theo khoản 3, điều 18, luật lao động 2019 có quy định về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

  • Người đại diện theo pháp luật

  • Người đứng đầu, cơ quan, tổ chức nhà nước

  • Người đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc tổ chức khác

  • Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động

  • Người được ủy quyền theo quy định của pháp luật

2. Vai trò của Phòng nhân sự trong xử lý kỷ luật lao động

Phòng nhân sự sẽ đóng vai trò như sau trong các vụ xử lý kỷ luật lao động:

  • Thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của người lao động

  • Tổ chức, điều hành cuộc họp kỷ luật lao động

  • Ghi nhận lại toàn bộ ý kiến của các thành viên tham gia cuộc họp kỷ luật

  • Tư vấn trình tự xử lý kỷ luật lao động cho Ban Giám đốc

  • Tư vấn, giải đáp các thắc mắc xoay quanh nội dung xử lý kỷ luật

  • Lưu trữ hồ sơ xử lý kỷ luật

  • Giải trình, trình bày khi có sự khiếu nại, tố cáo từ người lao động

3. Khi nào Trưởng phòng nhân sự có thẩm quyền xử lý kỷ luật

Trưởng phòng nhân sự chỉ được xử lý kỷ luật lao động khi có giấy ủy quyền từ người đại diện pháp luật của công ty

Nếu không có giấy ủy quyền, trưởng phòng nhân sự chỉ có vai trò là người chứng minh lỗi của người lao động mà thôi

_________________________________________________________________________________________

Đọc thêm:

! Tự học C&B

! Khóa học hành chính nhân sự tại Talents Heaven

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}

Kết nối với chúng tôi